Kinh tế, xã hội Quảng Nham

Nghề nghiệp chính là đánh bắt nuôi trồng, chế biến thủy hải sản và dịch vụ nghề cá. Khoảng 60% dân số làm nghề đánh cá[4].

Đất ven biển Quảng Nham là cát trắng mịn, màu sa bồi, trồng cây cổ thụ và cây chắn cát, chắn gió rất tốt. Ở làng Tân và hầu hết toàn dân đều trồng cây sa mộc (phi lao) để chắn cát bay. Bãi ngang là một triền cát thoai thoải, gần cửa lạch, toàn đát cát nên không thể đắp được đê biển. Vì nguyên nhân trên nên bao đời nay trên bãi ngang ngư dân làng Mom chỉ làm bè mảng để ra khơi. Một bộ phận ngư dân có điều kiện hơn vào sông đóng các loại thuyền lớn, máy công suất lớn để đánh cá xa bờ[4].

Hiện nay đời sống kinh tế văn hóa, tinh thần của người dân trong xã đã được cải thiện đáng kể. Điện thoại, điện thoại di động, mạng Internet, sách báo... đã được phổ biến. Phần lớn con em trong xã trong độ tuổi đều được đi học. Cơ sở trường học, trạm y tế, đường sá... đã được xây dựng khá hoàn chỉnh.

Những năm gần đây, hầu hết lao động nghề cá của xã Quảng Nham hiện nay là đi làm xa quê hương, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh phía nam như Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu... Một bộ phận đáng kể nữa là người Quảng Nham hiện nay làm ăn tại các thành phố lớn cũng khá đông như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh...

Đảng bộ Đảng CSVN và nhân dân xã Quảng Nham có nhiều tiến bộ trong công tác xóa đói, giảm nghèo. Phong trào xóa nhà tranh được thực hiện khá tốt, nhìn chung đời sống của bà con có nhiều chuyển biến tích cực. Điển hình nhất là phong trào không sinh con đông như ngày xưa, các gia đình trẻ hiện nay đã có ý thức tốt trong vấn đề kế hoạch hóa gia đình, lớp trẻ hiện nay ngày càng tham gia nhiều phong trào trong bộ máy chính quyền, phát huy sức trẻ xây dựng quê hương.